Sổ tay Container hàng đông lạnh – Hướng dẫn cách sử dụng container lạnh, những điểm lưu ý khi đóng hàng trong container lạnh và vận chuyển hàng đông lạnh.
1. GIỚI HẠN TRỌNG LƯỢNG HÀNG ĐÓNG TRONG CONTAINER LẠNH (Trọng lượng tối đa của hàng hóa không báo gồm vỏ container):
– Tùy theo từng hãng tàu và tùy theo nước nhập khẩu.
2. QUI ĐỊNH VỀ LƯU CONTAINER LẠNH TẠI KHO VÀ TẠI BÃI Ở VIỆT NAM.
– Tùy theo quy định của từng hãng tàu và tùy theo chính sách của cảng tiếp nhận cont lạnh.
3. THỜI GIAN NGƯNG NHẬN HÀNG CONTAINER LẠNH (CLOSING TIME):
– Nếu giờ ngưng nhận hàng được thay đổi và có thông báo trước, thì giờ ngưng nhận hàng mới sẽ áp dụng theo đó.
Nếu đã lấy container nhưng không đóng hàng mà phải trả lại container rỗng thì sẽ bị thu phí lưu kho hoặc lưu bãi kể từ ngày nhận container rỗng.
4. LƯU Ý QUAN TRỌNG.VỀ KIỂM TRA CONTAINER LẠNH TRƯỚC KHI LẤY VỀ KHO ĐÓNG HÀNG:
4.1. Kiểm tra tấm chắn gió (hay còn gọi là tấm hướng gió – air baffle plate) trong container lạnh trước khi đóng hàng.
Vì tấm chắn gió là một trong những thiết bị quan trọng cấu thành nên container lạnh, nếu mất tấm chắn gió, container sẽ không hoạt động tốt và có nguy cơ làm hỏng hàng hóa rất cao. Để đảm bảo container lạnh hoạt động tốt cũng nhứ hàng hóa được đảm bảo trong suốt quá trình vận chuyển từ lúc nhận hàng đến lúc giao hàng, nên kiểm tra tấm chắn gió bên trong container rỗng trước khi mang về kho riêng cũng như kiểm trước khi đóng hàng tại kho nhằm bảo vệ an toàn cho lô hàng lạnh.
Trong trường hợp phát hiện mất tấm chắn gió này, tài xế nên từ chối nhận container rỗng để đổi lấy container rỗng khác, nếu phát hiện thấy mất trước khi đóng hàng ở kho thì phải báo ngay cho hãng tàu đã book biết để được lắp tấm chắn gió khác hoặc đổi container rỗng khác, tuyệt đối không được đóng hàng nếu không có tấm chắn gió.
4.2. Nhiệt độ hàng hóa lúc bàn giao container lạnh tại cảng:
– Nhiệt độ hàng hóa (nhiệt độ của luồng khí quay về bên trong container lạnh) của những lô hàng rau củ quả lúc bàn giao cho hãng tàu tại cảng vẫn còn cao so với nhiệt độ được cài đặt theo yêu cầu lúc booking. Và để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạ bãi và cont hàng lạnh được xếp lên tàu như dự kiến. Hãng tàu thường hỗ trợ shipper như sau:
+ Chấp nhận cho hạ bãi mặc dù nhiệt độ hàng hóa vẫn còn cao hơn yêu cầu.
+ Chỉ xếp lên tàu khi có thư cam kết về nhiệt độ lúc bàn giao từ người gửi hàng. Hãng tàu sẽ thể hiện nhiệt đó trên vận đơn đường biển (Bill of Lading) với nội dung như “Gate in temperature recorded XX degree celsius, cargo was loaded at cargo interests risk and expenses. Carrier will not be responsible for any damage claim”.
5. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CONTANINER LẠNH.
5.1. Quy định cần biết:
– Container lạnh được thiết kế chỉ để giữ nhiệt độ hàng hóa. Do vậy, hàng hóa cần phải được làm lạnh đến nhiệt độ cài đặt trước khi đóng vào container nhằm đảm bảo container lạnh hoạt động tốt.
– Đóng gói bao bì hàng hóa thích hợp, tránh mảnh vụn vỡ làm cản trở đường không khí lạnh lưu thông.
– Không xếp hàng hóa vượt quá vạch đỏ (red line) trong container.
– Xếp hàng đảm bảo luồng khí lạnh lưu thông.
– Bảng điều khiển continer lạnh phải luôn được đóng kín và tránh nước.
– Không tháo dỡ hoặc làm hư hỏng thiết bị lạnh.
– Không tự động điều chỉnh máy lạnh.
– Không cho máy lạnh chạy trong khi đang đóng hàng.
– Đóng hàng xong phải chạy máy lạnh ngay và đem container về bãi càng sớm càng tốt.
5.2. Trước khi khởi động máy lạnh container:
Phải kiểm tra xem phích cắm và ổ cắm có được tốt, sạch và khô không, còn chốt định vị hay không, kiểm tra nguồn điện xem có đảm bảo không. Nếu điện 3 pha 380V/440V thì tối thiểu phải là 380V và tối đa là 460V. Loại điện nào thì phải dùng đúng phích điện của loại điện đó, thông thường chuẩn quốc tế Container dùng chuẩn phích cắm 3h. không được tháo phích cắm ra để đấu trực tiếp vào lưới điện.
5.3. Khởi động máy lạnh container:
– Đối với container lắp máy CARRIER thì phải khởi động đưa công tắc S.T lê vị trí I để cho máy chạy và khi dừng thì đưa công tắc S.T về vị trí O.
– Đối với container THERMOKING thì khi khởi động đưa công tắc lên vị trí UNIT/ ON (đối với máy MP3000), hoặc nhấn nút UNIT/ ON (đối với máy MP4000) để cho máy chạy và khi dừng đưa về vị trí UNIT OFF (công tắc khởi động thường nằm ở bên hông bảng điện điều khiển đối với máy MP3000), còn máy MP4000 thì nằm trên bàn phím của container
c) Đối với container lắp máy DAIKIN thì bấm vào nút (UNIT ON/OFF) chạy hoặc tắt.
5.4. Lưu ý:
– Với các loại hàng đã được làm lạnh và nhiệt độ cài đặt là âm (-) thi khi đóng hàng nhất thiết phải tắt máy, chỉ chạy máy khi cửa đã được đóng kín. Với hàng chưa được làm lạnh hoặc mát với nhiệt độ là dương (+) thì không nên chạy máy khi đóng hàng, chỉ chạy trong trường hợp cần thiết (vì khi đóng hàng, cửa mở hiệu quả làm lạnh không đáng kể).
– Không đóng hàng quá vạch đỏ quy định, không làm rơi hàng xuống rãnh lưu thông gió ở dưới sàn và không đóng hàng chạm vào cửa container (vì phải chừa lối để gió lưu thông khi đóng hàng xong phải lập tức chạy lạnh ngay.
– Hàng chưa được làm lạnh hoặc mát thì khi đóng hàng vào mùa hè nên chia làm 3 lần và vào mùa đông nên chia làm 2 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 6 giờ. Nếu có thay đổi về nhiệt độ cài đặt hoặc độ thông gió so với booking thì phải báo ngay cho hãng tàu biết để chỉnh lại cho đúng.
– Trong thời gian chạy lạnh phải thường xuyên theo dõi, trường hợp nhiệt độ trong container đã ở dưới mức 10oC, máy hoạt độn bình thường mà nhiệt độ không xuống hoặc có chiều hướng tăng lên thì nên nhấc công tắc M.D lên khoảng 2 giây rồi thả xuống hoặc ở máy DAIKIN thì bấm MANUAL DEFROST sau đó bấm nút ENTER để cho chế độ xả đá hoạt động. Sau đó máy sẽ tự chạy lại khi thực hiện xong việc xả đá, các trường hợp sự cố khác nên thông báo cho kỹ thuật hoặc liên hệ HÙNG MẠNH PHÁT Container theo Hotline: 0963 884 381 để được hướng dẫn xử lý.
1. Pre-Trip Inspection (PTI): Thuật ngữ này thường được gọi là PTI, nôm na nghĩa là kiểm tra container.
Trước khi sử dụng container lạnh, cần phải kiểm tra vỏ cont có cứng chắc hay không? có bị hư tổn gì không? có đủ sạch sẽ để đóng hàng không? máy lạnh có hoạt động tốt hay không?
Chỉ khi nào hai yếu tố này đảm bảo thì mới tiến hành lấy container và đóng hàng. Vì hàng hóa đông lạnh giá trị thường rất lớn từ vài tỷ đồng đến hàng chục tỷ đồng nên cần phải kiểm tra máy lạnh có hoạt động ổn định không là điều rất quan trọng.
Đồng thời, phải kiểm tra kỹ các thiết bị điện liên quan, dây dẫn và thậm chí, lỗ thoát nước có bị tắc hay không,…
Hầu hết các container đều được trang bị các thiết bị kiểm tra tự động (Auto PTI), chỉ việc thao tác trên bàn phím là máy tiến hành kiểm tra hệ thống, thời gian để máy hoàn thành (Full PTI) kiểm tra thiết bị vào khoảng 4 giờ đồng hồ, tối đa không quá 5 tiếng
Ngoài ra, container lạnh còn có thêm thiết bị lưu trữ gọi là “data-logger”. Thiết bị này sẽ có nhiệm vụ ghi lại chi tiết quá trình PTI (gần giống như hộp đen của máy bay).
Cách PTI: Thao tác trên bàn phím, nhấn giữ phím PRE TRIP, xuất hiện chế độ Auto 1, Auto 2, Auto 3, nhấn phím lên xuống để chọn chế độ kiểm tra sau đó nhấn phím ENTER để bắt đầu quá trình kiểm tra (PTI).
Lưu ý: Trong quá trình PTI hay sử dụng container lạnh, việc hư hỏng có thể xảy ra là điều khó tránh khỏi, và nhà sản xuất đã đúc kết, tổng hợp lại các lỗi của máy lạnh đi kèm với nguyên nhân và cách khắc phục một cách chi tiết. Người vận hành container phải thường xuyên kiểm tra bảng hiện thị xem đèn ALARM có sáng không? Nếu đèn ALARM sáng cần phải nhấn nút ALARM LIST trên bàn phím xem lỗi đó là lỗi bao nhiêu và thông báo lỗi tới kỹ thuật viên để được hướng dẫn cách xử lý nhanh nhất để tránh ảnh hưởng tới hàng hóa.
2. Nhiệt độ cài đặt cont lạnh: Tùy vào mỗi loại hàng hóa mà sẽ có cách cài đặt nhiệt độ khác nhau. Điều này là do tính chất của mỗi loại hàng hóa, thời gian vận chuyển và đôi khi là theo yêu cầu của người mua.
3. Độ thông gió (cbm hay %) Ventilation: Đối với một số mặt hàng cài đặt ở nhiệt độ dương như các loại trái cây hoặc rau, củ, quả tươi thì độ thông gió rất cần thiết. Vì các mặt hàng này, trong quá trình vận chuyển vẫn cần yếu tố này để hàng hóa tiếp tục chín một cách tự nhiên. Độ thông gió thường được cài đặt theo tiêu chuẩn cbm (cubic meter) hoặc %.
4. Độ Ẩm (có hay không): Trong một container, nếu nhiệt độ thay đổi quá nhanh từ 5ºC đến 10ºC thường là đủ để gây ra vấn đề. Nước sẽ ngưng tụ trên bề mặt lạnh nhất, thường là trên trần hoặc tường container. Từ đó, nó sẽ rỏ xuống hàng hóa và gây ra thiệt hại, còn được biết như “mưa trong container”. Trường hợp khác, sự ngưng tụ có thể xảy ra trên hàng hóa, bên trong pallet, còn được biết như “sự đổ mồ hôi hàng hóa”, thậm chí sự nguy hại còn cao hơn.
Trong 1 container, độ ẩm bay hơi vào trong không khí trong suốt cuộc hành trình khi container ấm. Không khí khô ấm có thể nhận rất nhiều độ ẩm. Không khí ẩm nóng có thể vào trong container từ bên ngoài qua các lỗ thoát gió. Khi nhiệt độ trong container hạ, không khí sẽ trở nên rất ẩm, do vậy, rủi ro từ độ ẩm cho hàng hóa sẽ tăng cao.
Vì vậy, đối với một số loại hàng hóa thì việc cài đặt ẩm độ ở tỉ lệ cho phép hoặc thậm chí là khử ẩm là điều rất quan trọng và cần lưu ý.
5. Kiểm soát không khí (đối với một số loại hàng đặc biệt): Đây là một dạng kiểm soát không khí gọi là “phương pháp lưu trữ nông nghiệp”, tức là lượng khí oxy, carbon, nitro cũng như là nhiệt độ, ẩm độ được kiểm soát một cách nghiêm ngặt và ở một tiêu chuẩn cài đặt sẵn. Loại container này thường rất hiếm và ở Việt Nam rất ít sử dụng.
Mục đích của việc kiểm soát này là nhằm giúp cho hàng hóa (chủ yếu là trái cây hoặc rau, củ, quả) có thể kéo dài thời gian bảo quản, làm chậm quá trình chín của hàng hóa, duy trì chất lượng cao nhất, giảm thiểu tối đa các tổn hại do “bỏng lạnh” và cho phép bảo quản hàng hóa ở nhiệt độ thấp hơn bình thường trong suốt quá trình vận chuyển, đặc biệt là những tuyến hành trình lâu trên biển.
6. Các cài đặt trên sẽ được thực hiện bởi nhân viên kỹ thuật của hãng tàu và được kiểm tra lại bởi khách hàng: Khi tiếp nhận container từ hãng tàu, chủ hàng hoặc đại diện của chủ hàng cần kiểm tra kỹ càng lại tất cả các yêu cầu và yếu tố nêu trên để đảm bảo container đủ điều kiện đóng hàng nhé.
My developer is trying to persuade me to move to .net from PHP.
I have always disliked the idea because of the costs.
But he’s tryiong none the less. I’ve been using WordPress on various websites for about
a year and am anxious about switching to another platform.
I have heard fantastic things about blogengine.net. Is there a way I can import all my wordpress posts into it?
Any help would be greatly appreciated!
Everyone loves it whenever people come together and share ideas.
Great website, keep it up!